Ngành du lịch Việt Nam cũng như Đà Nẵng còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, hơn nữa cơ sở hạ tầng vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Đầu tư loại hình bất động sản du lịch tuy mới mà cũ, hứa hẹn trở thành kênh đầu tư hấp dẫn với thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.


cau rong


Đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GDP theo quốc gia năm 2014

Xếp hạng TGQuốc GiaĐơn vị (Tỷ USD)
14Thailand 31,9
17Indonesia27,5
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương21,7
Trung bình của thế giới 19,4
23Malaysia18,6
31Singapore14,8
36Philippines12
43Vietnam 8,6
71Cambodia2,3
96Myanmar 1,4
126Laos0,6
148Brunei 0,3

Tổng đóng góp của ngành du lịch vào GDP theo quốc gia năm 2014

Xếp hạng TGQuốc GiaĐơn vị (Tỷ USD)
17Indonesia 79,8
18Thailand72,2
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương 67,3
Trung bình của thế giới 58,3
26Malaysia 49,2
36Philippines 31,8
37Singapore 30,4
51Vietnam17,3
83Cambodia 5,1
99Myanmar 3,1
124 Laos 1,7
139Brunei 1,1
Mức đóng góp GDP vẫn thấp hơn nhiều so với tiềm năng to lớn của du lịch Việt Nam
Nguồn: Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế 2015

Tổng giá trị đóng góp du lịch vào GDP của quốc gia được tính bằng:

Đóng góp trực tiếp + Đóng góp gián tiếp + Đóng góp phát sinh.

- Đóng góp trực tiếp: Là tổng chi tiêu (trên phạm vi quốc gia) của khách du lịch nội địa (cả mục đích kinh doanh và nghỉ dưỡng), khách du lịch quốc tế, chi tiêu của Chính phủ đầu tư cho các điểm tham quan như công trình văn hóa (bảo tàng) hoặc các khu vui chơi giải trí (công viên quốc gia); khách sạn, thu nhập của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, vận chuyển (đường bộ, đường không, đường thủy,..), cầu cảng, các điểm tham quan du lịch, sân bay, dịch vụ vui chơi giải trí, các cửa hàng bán lẻ, giải trí, các khu dịch vụ văn hóa, thể thao. Trừ phần chi phí mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch.

- Đóng góp gián tiếp gồm:
+ Chi tiêu đầu tư vật chất cho du lịch: Ví dụ như xây dựng khách sạn mới, đầu tư mua máy bay mới
+ Chi tiêu công của chính phủ: ví dụ như đầu tư kinh phí xúc tiến, hàng không, quảng bá, chi phí cho công tác quản lý nhà nước chung, vệ sinh môi trường, chi phí cho phục vụ an toàn an ninh...
+ Chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch. Ví dụ: chi phí mua sắm thực phẩm, chi phí mua xăng dầu, dịch vụ giặt là trong khách sạn, dịch vụ cho hàng không, dịch vụ tin học, kết nối mạng trong các hãng lữ hành...

- Đóng góp phát sinh: Là khoản chi tiêu cá nhân của tổng đội ngũ, lực lượng lao động tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch trên toàn quốc, hãng lữ hành, gồm cả các cấp quản lý nhà nước và cơ sở cung cấp dịch vụ, khách sạn...

Lượng khách du lịch đến Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực

Số liệu thống kê lượng khách du lịch đến Đà Nẵng từ 2009 - 2015 ( Đơn vị: lượt )

Năm2009201020112012201320142015
Tổng lượt khách1 131 0001 499 0002 227 0002 570 0002 940 0003 800 0004 300 000
Khách quốc tế155 000291 000403 000410 000595 000955 0001 100 000
Khách nội địa975 1921 208 0001 825 0002 161 0002 344 0002 800 0003 300 000
Nguồn: Cục thống kê Đà Nẵng

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

 
© 2013. All Rights Reserved
Top